About: Hyouka vol 6, story 4, chapter 1   Sponge Permalink

An Entity of Type : owl:Thing, within Data Space : 134.155.108.49:8890 associated with source dataset(s)

Đâu là quyển truyện tranh đầu tiên tôi được đọc nhỉ? Có lẽ khi ấy vì quá nhỏ tuổi mà tôi không chắc được dù trong đầu có bao nhiêu là đề tựa. Tất cả những gì tôi còn nhớ là mình đã bị cuốn hút vào nó như thế nào. “Con ăn chút dưa hấu nào Maya-chan,” dì nói. Tôi cảm thấy mình thật tệ nhưng thú thực rằng mình đã chẳng để ý tới mùi vị của miếng dưa. Tuy vậy điều đọng lại trong tôi là lời dì nói sau đó. “Sách thật là lạ phải không con? Nó chẳng quan tâm con hay dì hay bất cứ ai là ai, nhưng bất cứ ai cũng có thể viết sách…” Phải đó… Chẳng lý nào một người như mình không thể vẽ truyện tranh?

AttributesValues
rdfs:label
  • Hyouka vol 6, story 4, chapter 1
rdfs:comment
  • Đâu là quyển truyện tranh đầu tiên tôi được đọc nhỉ? Có lẽ khi ấy vì quá nhỏ tuổi mà tôi không chắc được dù trong đầu có bao nhiêu là đề tựa. Tất cả những gì tôi còn nhớ là mình đã bị cuốn hút vào nó như thế nào. “Con ăn chút dưa hấu nào Maya-chan,” dì nói. Tôi cảm thấy mình thật tệ nhưng thú thực rằng mình đã chẳng để ý tới mùi vị của miếng dưa. Tuy vậy điều đọng lại trong tôi là lời dì nói sau đó. “Sách thật là lạ phải không con? Nó chẳng quan tâm con hay dì hay bất cứ ai là ai, nhưng bất cứ ai cũng có thể viết sách…” Phải đó… Chẳng lý nào một người như mình không thể vẽ truyện tranh?
dcterms:subject
dbkwik:sonako/prop...iPageUsesTemplate
abstract
  • Đâu là quyển truyện tranh đầu tiên tôi được đọc nhỉ? Có lẽ khi ấy vì quá nhỏ tuổi mà tôi không chắc được dù trong đầu có bao nhiêu là đề tựa. Tất cả những gì tôi còn nhớ là mình đã bị cuốn hút vào nó như thế nào. Trong phòng khách nhà tôi có một kệ sách toàn là những cuốn từ điển hoặc tập san văn học phủ bụi tới mức chẳng nhớ có lần nào chúng được lấy xuống. Tuyệt nhiên không có truyện tranh. Trải nghiệm đầu tiên của tôi với truyện tranh đến từ dì – chị của mẹ tôi. Nhà của dì chẳng khác nào một khung thép được bồi đắp tạm bợ và thô kệch tới mức có thể gọi là xấu đau xấu đớn, nhưng trong đó là những hàng kệ cao đến hoa mắt và chất đầy sách với gần nửa trong số đó là trọn bộ những truyện tranh thuộc mọi lứa tuổi. Thế là như một thói quen, đi học về là tôi sẽ bỏ cặp ở nhà rồi chạy qua nhà dì mọc truyện cho tới giờ ăn tối. Mỗi khi thấy tôi thì dì, như một cực ngược dấu với mẹ sẽ lại cười, xoa đầu tôi mà nói rằng Fan bự của manga Maya-chan tới rồi! trước khi cho tôi ngồi đọc thỏa thích. Nghĩ lại thì có lẽ dì đã chuyển số manga có những cảnh không-phù-hợp-cho-lắm lên những tầng cao nhất, vượt ngoài tầm với của một con bé tiểu học. Bước ngoặt lớn xảy ra làm năm tôi lên lớp ba. Theo những gì có thể nhớ… là tôi vừa đọc xong bộ “Chim lửa” của tác giả Osamu Tezuka. Cũng có thể là “Wild 7” hoặc “Trở về Terra[1]” nhưng tóm lại là tôi đang đọc với đôi mắt dán chặt vào từng trang truyện, phớt lờ xung quanh như bất cứ khi nào dì bất chợt đến mà cho tôi ăn quà. Biết tôi ăn không nhiều nên dì luôn tránh xa những món quà vặt có thể khiến tôi không còn bụng cho cơm nhà. Riêng ngày hôm đó, vì mới được tặng một trái dưa hấu hảo hạng nên dì muốn cho tôi ăn thử. “Con ăn chút dưa hấu nào Maya-chan,” dì nói. Tôi cảm thấy mình thật tệ nhưng thú thực rằng mình đã chẳng để ý tới mùi vị của miếng dưa. Tuy vậy điều đọng lại trong tôi là lời dì nói sau đó. “Sách thật là lạ phải không con? Nó chẳng quan tâm con hay dì hay bất cứ ai là ai, nhưng bất cứ ai cũng có thể viết sách…” Tôi không biết tại sao dì lại nói vậy. Có lẽ ý của dì là dù việc lái xe hay vận hành máy móc thì cần bằng cấp nhưng viết sách thì ai cũng làm được chăng? Thật là thú vị! Chỉ câu nói đó dường như đã nảy nở một thứ gì trong tôi. Phải đó… Chẳng lý nào một người như mình không thể vẽ truyện tranh? Nhận ra điều đó có tác dụng như mở cửa xả lũ. Liền từ tối hôm sau và mọi tối sau đó tôi bắt tay vào vẽ. Tôi không bao giờ ghét vẽ, thêm nữa tôi cũng thường đạt điểm cao nhất khi học Mỹ thuật. Ngày từng ngày niềm tin trở thành sự chắc chắn: tôi có thể sáng tác manga! Và mất bao lâu để sự tự tin ấy tan vỡ nhỉ? Mười phút hay mười lăm? Nhìn lại những “tác phẩm” tệ hại trước đây tôi không thể khiến mình bực tới phát khóc. Lúc đó tôi đã rất tức giận, rất đau khổ… Lời nói “Nó lẽ ra không nên như thế này…” khẽ vang lên qua kẽ hai hàm răng nghiến chặt. Tôi cứ thế vừa tự rủa xả mình vừa rớt những giọt nước mắt lên các trang giấy. Và cuối cùng, tiếng hét phẫn nộ lần sau chót đã kết tinh một sự quyết tâm sắt đá. Từ cái ngày đó tôi vẫn tiếp tục vẽ. Nguyệt san manga La Shin có nguồn gốc là một ẩn phẩm phụ được bán kèm với tạp chí có nội dung tương tự tên Shin Soo. Cái tên này có lẽ là tượng thanh cho sự yên lặng nhưng nội dung nó chứa trong thì chả lặng yên chút nào. Không quá thiên về phái nam như Shin Soo, La Shin trung lập hơn – nói cách khác nó là loại tạp chí phù hợp với hầu như mọi tầng lớp độc giả miễn là họ thích truyện tranh. Thực ra thì cũng có không ít những tạp chí vẫn khiến tôi vui vẻ mà gắn mác “Dành cho mọi người yêu manga”, tuy vậy La Shin đặc biệt ở chỗ nó không thiên về bất cứ một phong cách nào, ít nhất thì tôi nghĩ thế, và cũng không xuất bản cái gì quá khó để một độc giả bình thường có thể tiêu hóa được. Thế nên dù không đủ tiền túi cũng như hầu bao để xơi trọn tất cả những ấn phẩm mới nhất từ tất cả các tạp chí truyện tranh thì tôi vẫn đảm bảo mỗi tháng phải có trong tay cuốn La Shin vào ngày nó được bán ra – ngày mười tám. Và như nhiều tạp chí khác La Shin chấp nhận bản thảo từ các tác giả nghiệp dư đồng thời cũng trao một cái giải tên là “Giải thưởng Tân Thế Giới” cho những bản thảo xuất sắc, bốn lần một năm. Ngoài việc tác phẩm của người đoạt giải sẽ được đăng trên số tháng này thì tựa đề của tầm hai mươi tác phẩm xếp sau sẽ được nhắc đến kèm theo một lời nhận xét ngắn. Ngày mười tám của tháng hai là một chủ nhật lạnh khủng khiếp. Tuyết rơi không ngưng nghỉ như muốn từ từ nhấn chìm thành phố. Tôi vẫn đi, với khăn choàng quấn che tai và một bộ đồ giữ ấm từ-đầu-đến-chân mà hướng về một hiệu sách tên là Koubundo ngay cạnh đường cao tốc. Như bình thường thì tôi chả muốn ra ngoài trong một ngày dễ có tai nạn giao thông thế này đâu… nhưng quan trọng nhất vẫn là La Shin. Ờ thì mua được đúng ngay ngày nó xuất bản cũng không phải thảm họa gì cho cam. Nhưng mà, vấn đề ấy… là ấn bản tháng ba[2] có một chút đặc biệt. Lê từng bước chân qua lớp tuyết cao tới mắt cá, cuối cùng tôi cũng đến Koubundo với thời gian gấp năm lần bình thường. Vào tiệm, tôi giành cho mình một giây để thư giãn và hít vào thứ không khí ấm áp của bên trong. Tôi cũng cẩn thận kiểm tra từng phân trên quần áo và phủi hết những vết tuyết còn sót lại. Chỉ khi đảm bảo mình sẽ không làm ướt quyển sách nào tôi mới hướng về quầy tạp chí. Kết quả là công cốc. Ấn phẩm mới nhất của La Shin vẫn chưa tới tiệm. Theo lời người nhân viên thì việc giao hàng đôi khi sẽ trễ một ngày nếu ngày phát hành trùng vào chủ nhật. Đành chịu, tôi chỉ biết thất thểu lê về nhà. Giờ tan trường hôm sau, khi đã thành công trong việc nhờ vả một người bạn trực thay ca của mình ở thư viện tôi không tới phòng họp của Cộng đồng Manga hay CLB Cổ Điển, mà chạy ba chân bốn cẳng dọc theo con đường đã không còn tuyết mà trở lại Koubundo. Ôm một quyển La Shin bị buộc một sợi dây nhựa để tránh coi cọp trước ngực tôi tiến tới quầy thu ngân để gặp chị nhân viên quen thuộc. Với chất giọng ngọt như mọi khi, chị hỏi: “Em có cần túi không?” “Vâng ạ,” tôi đáp với tâm trạng lo lắng. “Em có cần chị cắt dây cho em không?” Gò má tôi nóng lên khi tự hỏi chị ấy đang nghĩ gì về mình ấy nhỉ. Cơ mà đâu có gì bất thường trong ứng xử đâu nên tôi đáp “Vâng” và để chị lấy kéo cắt phăng sợi dây đi. Bước ra ngoài tôi lập tức rút quyển tạp chí ra khỏi bao. Hẳn là chả mấy ai háo hức đến mức phải đọc ngay khi mua xong nên tôi cũng hơi ngại những cái nhìn xung quanh, tệ hơn là từ người có quen biết… nhưng chỉ một chút thôi. Tôi lướt qua các trang giấy… Quán quân Giải thưởng Tân Thế Giới lần thứ mười bốn: “Tanuki phản công”, tác giả Mamoru Mamiana. Tôi chưa từng biết tới người này. Hy vọng là hay. Xem qua những bình chọn được đánh giá cao khác - tác phẩm cùa những người này sẽ được đăng trang bìa trên tạp chí. Chả có cái gì trông quen cả… nói cách khác là không có tôi. Ngước lên bầu trời mùa đông trong vắt, tôi buông một tiếng thở dài nhanh chóng hóa thành làn khói trắng. Những đề cử khuyến khích giành cho các tác giả Ichitarou Tasaka, MILULU, Kinsuke Shouda, Satou Georgia, Kaoru Yajima, Kazuru Ihara, Enma Haru... “Hả, cái…” Một âm thanh kỳ cục lỡ vụt ra khỏi miệng khiến người đàn ông đang chuản bị bước vào tiệm sách liếc tôi một cái khó hiểu, nhưng tâm trí tôi chả còn biết xấu hổ nữa. “Không… thể nào…” Kazuru Ihara! “Tòa tháp trên hoang đảo”! Được công nhận rồi! Tác phẩm của tôi với nét vẽ của tôi dưới bút danh của tôi đã được in trên ấn phẩm tháng ba của La Shin![3] Tôi đóng cuốn tạp chí lại, run rẩy, rồi mở nó ra lần nữa. Có thể do kỳ vọng quá mà hoa mắt thôi. Chưa biết chừng mở ra thì nội dung sẽ đổi khác… Nhưng không. [1] Nguyên gốc là “Terra e…” [2] Nhiều tạp chí phát hành hàng tháng sẽ ra ấn phẩm có tháng sau thời điểm phát hành một tháng. Ví dụ trong trường hợp này, Mayaka mua “Ấn phẩm tháng ba” vào ngày mười tám tháng hai. [3] "Kazuru Ihara" có lẽ là mượn tên từ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Edo Saikaku Ihara (1642-1693), người có cùng họ với Mayaka dù cách đọc khác nhau (“Ihara” và “Ibara”).
Alternative Linked Data Views: ODE     Raw Data in: CXML | CSV | RDF ( N-Triples N3/Turtle JSON XML ) | OData ( Atom JSON ) | Microdata ( JSON HTML) | JSON-LD    About   
This material is Open Knowledge   W3C Semantic Web Technology [RDF Data] Valid XHTML + RDFa
OpenLink Virtuoso version 07.20.3217, on Linux (x86_64-pc-linux-gnu), Standard Edition
Data on this page belongs to its respective rights holders.
Virtuoso Faceted Browser Copyright © 2009-2012 OpenLink Software