abstract
| - Hãy cùng nói về giả đấu với thật. Bất kể là giả không chính thức hay chính thức, một khi giá trị của chúng bắt đầu khác đi so với nguyên bản, thì nghi vấn về thật và giả không còn. Điều tương tự cũng xảy ra với Apocrypha. Nếu niềm tin của người sáng tác hàm chứa trong câu truyện mà họ kể, thì đó là chân lý của một một người và chắc chắn như vậy. ♦ …Tôi nghĩ mình để lộ những điều cấm kỵ qua lời tựa, biết quá rõ là lao vào các chủ đề như thế trong ngành công nghiệp này chỉ sặc mùi nguy hiểm. Hân hạnh được gặp các bạn, hỡi các độc giả Dengeki Bunko. Tôi là Nasu Kinoko, tác giả của Fate/Stay Night. Trước hết, xin chúc mừng Fate/Strange Fate bắt đầu được xuất bản. Chín mươi lăm phần trăm câu truyện này là sáng tác Narita Ryōgo, nhưng còn năm phần trăm hình thành nên cốt truyện cơ bản của nó là tiểu thuyết ảo Fate/Stay Night. Fate/Stay Night là một trò chơi dài với ba route trong cùng một thế giới quan. Một trong các route đó, “Unlimited Blade Works”, đem đến phần nền “thật và giả”. 14 năm sau, tức là năm 2015, cuốn sách Fate/Strange Fake viết bởi Narita Ryōgo đưa nền tảng đó tiến bước. Chính xác thì nó thật sự ra mắt từ mùng một tháng tư năm 2008. Vào ngày Cá Tháng Tư, dịp thường niên cho sự kiện thi thố giữa các nhà văn – ý tôi là vui đùa – khi Narita Ryōgo tự nhiên đăng “một Cuộc Chiến Chén Thánh mà [anh ta] tưởng tượng” trên trang chủ của anh. Chiều sâu tư liệu trong tác phẩm ngắn này, tạm gọi là “Fake”, cũng như lựa chọn hấp dẫn của kết cấu và sự bất khả dự đoán cốt truyện sẽ dẫn đến đâu, khiến cho liên tục có những tiếng kêu rằng nó “hay như thế mà lại chỉ để đùa”. Hiện nay, Takeuchi Takashi, đại diện cho TYPE-MOON, đã gửi đến Narita Ryōgo một lời mời chính thức. Anh ấy mời anh Narita đến với mái nhà của chúng tôi một cách thản nhiên với một câu kiểu như: “Tôi có chuyện muốn bàn về ‘Fake’. Phiền anh đến văn phòng của chúng tôi được không?” Chúng tôi phân vân xem làm sao giải thích được tình huống này, khi Narita Ryōgo tròn mắt ra, nói ra câu thách thức sau: “Tôi đã sẵn sàng chịu khiển trách vì đã làm điều đó mà không xin phép, nhưng bảo tôi viết thêm nữa ư? Vâng! …Nhân tiện, tôi đã có đủ cốt truyện cho năm cuốn. Chuyện đó không vấn đề gì chữ ạ?” Tôi nhớ lại hình như tác giả của “Zero” cũng thách thức theo kiểu tương tự, nhưng câu chuyện đó để lúc khác. Với một cái liếc nhìn sang Takeuchi Takashi đang nín thinh, anh Narita tiết lộ cả đống (Phiên bản ngắn mà cũng có cả đống ư? Nhưng mà đó chỉ là phần giới thiệu. Ha ha ha) toàn bộ cốt truyện. Là một tác giả yêu thích các mảnh ghép thì anh ta có tố chất. Mức độ tận tâm của anh ta thuyết phục chúng tôi rằng một dự án đơn giản thì không đủ đáp ứng, nên chúng tôi xoắn tay áo lên và chính thức bắt tay Dengeki Bunko – điều mà họ tự nguyện đồng ý. Trước khi chúng tôi nhận ra thì dự án đã được tiến hành. Kết quả là chúng tôi gửi dòng truyện này đến thế giới như một ấn phẩm song hành với phiên bản truyện tranh của nó. Chuyện đó đưa chúng ta đến hiện tại. Vừa mới đây thôi. Tập truyện này là phần mở đầu, những thanh đầu tiên của sự ly kỳ thật sự của Cuộc Chiến Chén Thánh mà tác giả của nó, Narita Ryōgo, đã nung nấu nhiều năm. Thật ra phần mở đầu đầy hứa hẹn này làm tôi sợ hãi. Cho đến giờ, hầu như nó chỉ là một “câu truyện ma” được thầm kể trong khoảng sáu năm qua, và sẽ sẵn sàng để đến với các độc giả. Nhưng điều gì tiếp theo thì chưa rõ. Đây là nơi mà Cuộc Chiến Chén Thánh Giả thật sự bắt đầu. Làm sao mà Cuộc Chiến Chén Thánh của Narita lại có khởi đầu từ trò đùa Cá Tháng Tư? Với tư cách là độc giả, tôi khó có thể kiềm chế sự thích thú. Tôi cũng khó có thể kiềm chế nỗi căng thẳng nữa, bởi vì, thật tình, Narita à… Anh có thật sự tin tưởng rằng cốt truyện này có thể gói gọn chỉ trong năm tập? ♦ Các quy luật cơ bản của Fate/Stay Night thì đơn giản. Có một Chén Thánh có thể ban điều ước; có bảy pháp sư (Master) được tập hợp lại để giành lấy nó; và đại diện cho họ trong trận chiến là những Linh Hồn Anh Hùng đến từ quá khứ (Servant). Thế là bảy Servant có thể được triệu hồi trong một Cuộc Chiến Chén Thánh. Các Servant được phân chia theo các hệ phái và được Chén Thánh chỉ định cho các Master. Saber, Lancer, Archer, Rider, Caster, Assassin, Berserker. Các Servant chiến đấu và giết lẫn nhau trong khi che dấu danh tính của họ cho đến khi chỉ còn lại một bộ đôi. Nếu ngươi khao khát sự thật – nếu ngươi khao khát Chén Thánh - thì hãy tự chứng minh mình là kẻ mạnh nhất. Như khẩu hiệu cho lần đầu ra mắt Fate/Stay Night nói rằng, đây là khởi đầu của một cuộc loạn đấu thật sự. Mười năm qua đi tính từ nguyên tác ra mắt, và nó tạo nên đất đai màu mỡ. Bất kỳ thứ gì đi theo các quy luật này có thể được gọi là “Fate”, và “Fate” đã may mắn nhận được cuộc sống mới trong tay của nhiều tác giả. Đến ngày nay, chúng ta có Fate/Zero, Fate/Apocrypha, Fate/Prototype, và nhiều tác phẩm khác. Nhưng “Fake”, về mặt khái niệm thì lại khác so với tất cả tác phẩm còn lại. Điều đó nằm ngay ở tựa đề. Fake là một tương lai mà vốn dĩ không thể nào hình thành được; một thế giới song song mà Narita Ryōgo phát triển táo bạo bằng loại tiểu thuyết của TYPE-MOON. Ví như mối quan hệ giữa Endiku và Gil. Kết cục mà họ đi vào huyền thoại trong “Stay Night” và “Fake” đều giống nhau, nhưng quá trình thì khác nhau một cách vi diệu. Nếu miễn cưỡng phân loại các tác phẩm thì “Zero” là một thế giới có cùng hạn định với “Stay Night” nhưng lại có chút khác biệt; “Apocrypha” là một thế giới cũng gần tương tự như thế, nhưng về sau thì khác hoàn toàn; “The El-Melloi Case Files” là một câu truyện đi sâu về pháp thuật trong cùng thế giới giống hệt, có khác biệt nhỏ do hơi hướng của Sanda Makoto; và “Strange Fake” lại là một thế giới hoàn toàn khác biệt bất chấp việc nó có cùng hạn định và hướng đến cùng một kết luận. Còn về tại sao lại như vậy, phân nửa của thứ dùng làm phần nền của “Fake” là giả dối, nên tốt hơn nên đưa những khác biệt với “Stay Night” lên đằng đầu. Nửa còn lại là, ừ thì… tôi chỉ có thể nói rằng Narita Ryōgo là Narita Ryōgo mà chúng ta biết. Rút cuộc thì anh ta nói đại loại thế này, “Tôi muốn đưa vào các tình tiết của Tsukihime và những tác phẩm khác, chứ không chỉ riêng ‘Fate’. Tôi muốn rong chơi trong khu vườn của Nasu Kinoko. Thật ra tôi muốn trở thành một thiền sư và vẽ nên vũ trụ trong hoa viên của ngôi đền Kinoko. Thật sự thì tôi muốn kết hợp với anh. Không, tôi đã làm thế rồi. Dù sao thì tôi cũng muốn sử dụng triệt để mọi thứ trong thế giới quan này, nên tôi muốn anh chỉ cho tôi thấy các chi tiết về Hiệp Hội và Giáo Hội và những điều như thế để bắt đầu. Nếu chúng là bí mật công ty, tôi đành phải tự mình tưởng tượng ra chúng. Tôi muốn anh cho tôi một dấu hiệu nếu tôi hiểu sai.” Và phiền toái là anh ta cực kỳ giỏi sử dụng kết cấu đã tồn tại từ trước như thế. Tôi biết điều này từ cách viết tiểu thuyết của anh, nhưng tôi không bao giờ tưởng tượng nổi mình đang nhận gặt hái từ điều đó. Ra vậy… Vậy đây là Narita Ryōgo… Thế nên, “Fake” không theo lối mòn của “Stay Night”. Thay vào đó, nó trở thành một “bản sao” song song sử dụng lối đi đó để bay lên không trung. Tôi hy vọng rằng các độc giả thân thuộc với TYPE-MOON sẽ thưởng thức bản sap khiêm tốn hơn là sự tuân thủ khắt khe. Buộc Gil và Endiku, Jean và --- phải khớp với các tác phẩm trước một cách chính xác sẽ làm giảm đi sự tuyệt vời của “Fake” và Narita Ryōgo. Điều ấy sẽ là một bi kịch. Điều ấy cũng sẽ gây nên thất bại cho mục đích xuất bản “Fake” như một “bản sao”. Đây là một câu truyện được tạo ra từ một câu truyện khác, sử dụng cùng tư liệu và nguyên tắc sáng tác. Vì lý do đó, tôi mong mọi người hãy dõi theo Cuộc Chiến Chén Thánh chưa được biết đến với một cảm xúc mới mẻ. Câu truyện này sẽ không làm các bạn thất vọng. Tập đầu tiên này đã chứng minh được điều đó. Các ngoại lệ được xuất hiện lần lượt. Cách lựa chọn và sử dụng mỗi miếng ghép sẽ gây bất ngờ, và càng thấy lạ lùng bao nhiêu thì các bạn càng hiểu rõ hơn bấy nhiêu về thế giới của câu truyện này. Một cú ném hơn cả kỳ diệu đến từ thế giới quen thuộc của F. Đây là thứ mà tác giả tài năng trả đũa lại với nguyên tác. “Sao ngươi dám làm một chuyện hay đến thế! Ta sẽ đáp trả lại gấp đôi!” Tôi thấy vui thay cho vận may của mình khi đã thách thức một tác giả phá vỡ sự rập khuôn trong tác phẩm và mong muốn đưa nó tiến lên phía trước. Strange Fake. Có phải lưỡi gươm bị nguyền đó sẽ chém vào xương thịt của Nasu Kinoko? Nào… chào mừng đến với thành phố Snowfield hư cấu đầy rắc rối và cuốn hút. Nasu Kinoko
|