About: Ryuuou no Oshigoto! Tập 1 Nhất Phổ.3   Sponge Permalink

An Entity of Type : owl:Thing, within Data Space : 134.155.108.49:8890 associated with source dataset(s)

“Thôi, tôi về đây. Cậu cầm cái quần bẩn… quan trọng đó của sư phụ về đi, Yaichi.” “Tỉ định nói là bẩn thỉu phải không?! Tỉ thấy cái quần quan trọng của sư phụ là bẩn thỉu?!” “Đâu có.” “Thế chứ ban đầu tỉ định nói gì!” “Obu*… rigado.” (Cảm ơn) (TL: bẩn tiếng Nhật là obu) Tiếng Tây Ban Nha à?! “Ừm, tụi mình oẳn tù tì xem ai cầm cái quần này về đi? Đầu gối nhàu thì không nói gì, nhưng ở háng có cái vết đáng ngờ lắm—” “Yaichi. Mai cậu rảnh không?” “Hả…? À, ừ. Ngày mốt đệ mới có trận đấu, nên ngày mai không có kế hoạch gì.” “Thế thì ta VS ở nhà cậu đi, Yaichi.” Có điều tôi không học cấp ba. “Haa… Về thôi.”

AttributesValues
rdfs:label
  • Ryuuou no Oshigoto! Tập 1 Nhất Phổ.3
rdfs:comment
  • “Thôi, tôi về đây. Cậu cầm cái quần bẩn… quan trọng đó của sư phụ về đi, Yaichi.” “Tỉ định nói là bẩn thỉu phải không?! Tỉ thấy cái quần quan trọng của sư phụ là bẩn thỉu?!” “Đâu có.” “Thế chứ ban đầu tỉ định nói gì!” “Obu*… rigado.” (Cảm ơn) (TL: bẩn tiếng Nhật là obu) Tiếng Tây Ban Nha à?! “Ừm, tụi mình oẳn tù tì xem ai cầm cái quần này về đi? Đầu gối nhàu thì không nói gì, nhưng ở háng có cái vết đáng ngờ lắm—” “Yaichi. Mai cậu rảnh không?” “Hả…? À, ừ. Ngày mốt đệ mới có trận đấu, nên ngày mai không có kế hoạch gì.” “Thế thì ta VS ở nhà cậu đi, Yaichi.” Có điều tôi không học cấp ba. “Haa… Về thôi.”
dcterms:subject
dbkwik:sonako/prop...iPageUsesTemplate
abstract
  • “Thôi, tôi về đây. Cậu cầm cái quần bẩn… quan trọng đó của sư phụ về đi, Yaichi.” “Tỉ định nói là bẩn thỉu phải không?! Tỉ thấy cái quần quan trọng của sư phụ là bẩn thỉu?!” “Đâu có.” “Thế chứ ban đầu tỉ định nói gì!” “Obu*… rigado.” (Cảm ơn) (TL: bẩn tiếng Nhật là obu) Tiếng Tây Ban Nha à?! “Ừm, tụi mình oẳn tù tì xem ai cầm cái quần này về đi? Đầu gối nhàu thì không nói gì, nhưng ở háng có cái vết đáng ngờ lắm—” “Yaichi. Mai cậu rảnh không?” “Hả…? À, ừ. Ngày mốt đệ mới có trận đấu, nên ngày mai không có kế hoạch gì.” “Thế thì ta VS ở nhà cậu đi, Yaichi.” ‘VS’ là đấu tập một chọi một. Sư tỉ tảng lờ luôn cái quần. “Mai là ngày thường mà? Sư tỉ không đi học sao? Cúp học hả?” “Trường công bế giảng ngày hôm nay. Kì nghỉ xuân bắt đầu từ ngày mai… nhưng cũng chẳng liên quan gì đến người vô công rồi nghề như Yaichi.” “Vô công rồi nghề? Đệ là kì thủ chuyên nghiệp đó.” Có điều tôi không học cấp ba. Gần đây có nhiều kì thủ shogi chuyên nghiệp đi học cấp ba và đại học, mà nói chính ra thì đa số đều đi học cấp ba. Nhưng tôi đã lên chuyên nghiệp vào mùa thu năm lớp 9, và quyết định từ bỏ việc học hành để theo nghiệp shogi. Nếu tôi mà học tiếp… thì năm nay tôi sẽ học lớp 10. Ngoài shogi ra tôi chẳng có gì nổi trội, nên tôi cũng không nuối tiếc gì hết. Nhưng nếu hỏi là tôi có đang vui vẻ mỗi ngày với cờ shogi không, thì tôi xin thưa là trật lất… “Bỏ chuyện đó sang một bên, cái quần này—” “Chiều mai ta VS. Cậu mà quên là tôi nhai đầu đấy.” Nhấn mạnh, sư tỉ đưa dù lên và sải chân bước về phía nhà ga một cách tao nhã. Tôi còn lại một mình với cái quần (bẩn) của sư phụ. “Haa… Về thôi.” Tôi xếp cái quần lại và nhét nó vào một cái túi thứ hai, rồi lấy điện thoại ra và bật nó lên. Tôi liền mở trình duyệt, vào diễn đàn ‘Shogi và Cờ Vua’ và tìm tên mình trong danh sách các chủ đề bình luận. Tên tôi nằm chình ình ở đầu trang! Nổi quá tôi ơi. ‘Gấp hạc cầu cho Long Vương rác rưởi Kuzuryu Yaichi mất danh hiệu Long Vương.’ 108 bài viết (tỉ lệ thắng 30%) “…Tăng lên rồi.” Vì luật bắt phải tắt điện thoại trước trận đấu nên tôi không kiểm tra được, nhưng chắc chắn rằng hồi sáng chưa có đến 100 bài. Nổi quá tôi ơi… Thời đại này ai cũng có thể theo dõi ván đấu trên mạng, nên các fan cuồng (?) shogi lên diễn đàn để vừa xem vừa bình luận. Xem họ nói gì nào. [TN: Yaichi = Bát Nhất = 81. Yaichi Bát Đẳng = 818 Đẳng.] …Đọc đến đó tôi nhét điện thoại vào túi. Đau dạ dày quá… Chủ đề về tôi trở nên sôi nổi vào khoảng thời gian tổ chức trận tranh danh hiệu Long Vương, nhưng sau khi tôi đoạt danh hiệu thì bình luận liền trở nên cay nghiệt. Mỗi lần tôi thua họ lại bảo tôi là ‘không xứng danh Long Vương’, khi tôi thắng thì lại bảo tôi là ‘chơi chán òm’. Tôi có làm gì ai đâu mà lại ghét cay ghét đắng tôi như vậy chứ? Còn sư tỉ ‘xinh ơi là xinh’ Ginko Sora thì lại được fan shogi hâm mộ và được lập những chủ đề bình luận kiểu như ‘Mạnh nhất trong lịch sử’. Ghen tị quá đi… Đúng là bất công xã hội… Tôi—Kuzuryuu Yaichi, là kì thủ shogi chuyên nghiệp. Kì thủ shogi chuyên nghiệp là thành viên của ‘Hiệp hội shogi Nhật Bản’… đại khái thì họ là người được trả lương để chơi cờ shogi. Thế nên tôi không phải dân vô công rồi nghề. Bất kì ai, dù trẻ hay già, dù gái hay trai, dù thương tật thế nào cũng có thể lên chuyên nghiệp miễn sao họ giỏi chơi shogi. Nếu họ thật sự giỏi thì đạt tiền tài danh vọng chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng nếu không đủ giỏi thì sau mười năm họ sẽ buộc phải giải nghệ. Năng lực quyết định tất cả trong thế giới shogi, chỉ những người chơi bậc nhất mới có thể sống sót. Giới shogi chuyên nghiệp là thế đấy. Nhưng ngoài năng lực ra còn một yếu tố quyết định khác để trở thành dân chuyên nghiệp. Đó là phải có ‘Sư phụ’. Phải được một kì thủ chuyên nghiệp thu nạp thì mới có thể trở thành dân chuyên nghiệp được. Quan hệ ‘sư phụ-đồ đệ’ là nền tảng của thế giới shogi… Những ngành khác thì tôi không biết, nhưng trong giới shogi việc thu nạp đồ đệ không mang lại một lợi ích gì cả. Một truyền thống của giới shogi là sư phụ nuôi dưỡng đệ tử mà không nhận lương, không cần thưởng. Từ lúc sư phụ Kiyotaki thu nhận tôi và sư tỉ hồi chúng tôi còn nhỏ, sư phụ đã chơi không biết mấy chục nghìn ván cờ với chúng tôi rồi. Ông hy sinh chừng ấy thời gian và công sức để giúp hai chúng tôi tiến bộ. “Thế mà thầy lại thua trận…” Tôi biết để duy trì và phát triển giới shogi thì cần phải thu nhận đồ đệ, nhưng tôi thấy thế chẳng có ích lợi gì cho mình. Liệu sẽ có ngày tôi thua đệ tử của mình và tè ra ngoài cửa sổ nơi thi đấu…? “Cơ mà… ngày mình nhận đệ tử còn xa lắm!” Tôi không phải là người duy nhất thắng danh hiệu khi còn tuổi thiếu niên, nhưng tầm tuổi tôi chẳng có một ai từng nhận đệ tử. Khi nhận đệ tử thì chắc tôi đã quá hai mươi rồi, mà tôi cũng chẳng rảnh rỗi để mà dạy dỗ cho người khác. ‘Dư hơi lo cho người khác cơ đấy’—người ta sẽ tha hồ bàn tán trên mạng… Trầm tư nghĩ ngợi, tôi về đến cửa nhà. Tôi sống một mình ở phố mua sắm ngay gần Hội quán Shogi vùng Kansai, đi bộ mất chưa đến mười phút. Đó là một tòa chung cư cũ kỹ không có khóa tự động lẫn thang máy, căn hộ của tôi nằm ở tầng hai. Để giũ bỏ nỗi cô đơn của người sống một mình, tôi vừa mở cửa vừa hô lên. “Tôi về rồi đây~! Đùa chứ ở đây làm gì có aiiiiiiiiii!?” Có người. Trong căn hộ đáng ra không có người, lại có người. Một bé gái tôi không biết mặt—mà nhìn thế nào thì rõ ràng là học sinh tiểu học, đang ở trong căn hộ của tôi. Thấy mặt tôi cô bé liền cất giọng hăng hái. “Mừng sư phụ về nhà!” ………Hả?
Alternative Linked Data Views: ODE     Raw Data in: CXML | CSV | RDF ( N-Triples N3/Turtle JSON XML ) | OData ( Atom JSON ) | Microdata ( JSON HTML) | JSON-LD    About   
This material is Open Knowledge   W3C Semantic Web Technology [RDF Data] Valid XHTML + RDFa
OpenLink Virtuoso version 07.20.3217, on Linux (x86_64-pc-linux-gnu), Standard Edition
Data on this page belongs to its respective rights holders.
Virtuoso Faceted Browser Copyright © 2009-2012 OpenLink Software