abstract
| - -Liên minh học viện Naha-Oarai là trường hợp đặc biệt đầu tiên cho xu hướng kết giao giữa các học viện nổi với đất liền. Nó đảm bảo được cả hai vấn đề: chia sẻ kinh phí duy trì cũng như điều kiện học tập. Trước đó, khái niệm tách biệt về trường nữ sinh (học viện nổi) và trường nam sinh (học viện đất liền) là xu hướng chủ yếu nhất, nhưng suy thoái và khủng hoảng kinh tế đã đe dọa sự tồn tại của nhiều học viện bởi kinh phí duy trì không nhỏ. -Chưa ai lý giải được vai trò thật sự của Kurogane là gì trong tập đoàn Sone Inc. Trong Sensha Gakuen 1, anh trai của Nihou đã từng nói rằng Kurogane là trợ thủ cho Sone Ryuji - tức là ông chủ hiện thời của tập đoàn này; hiện tại, anh lại xuất hiện với tư cách của một cổ đông của tập đoàn này, và chắc chắn rằng cổ phần anh đang nắm giữ phải rất lớn để có quyền huy động được nguồn lực lớn như vậy trong việc kiến thiết liên minh. Nguồn gốc của số cổ phần này hiện cũng đang là một bí mật. -Theo tin tức từ Bộ giáo dục Nhật Bản thì đang đề xuất về đề án thông qua môn thể thao quân sự thứ ba: Kaisen-dõ (Hải chiến đạo). Tuy nhiên, đây là một tranh cãi rất lớn vì vấn đề kinh phí và lợi nhuận. Để đóng và duy trì một chiến hạm với đầy đủ tính năng chiến đấu không hề rẻ dù chỉ là một tàu khu trục, nó thậm chí quá sức với đa số những học viện công lập hiện thời. Vì vậy, cho đến giờ đây chỉ là môn thể thao hạn chế dành riêng cho Hải quân để đào tại bậc sĩ quan chỉ huy từ hạm trưởng trở lên. (P/S: Nếu mà "Thủ tướng Nhật nhiệm kỳ vô thời hạn" aka tác giả thông qua thì...Yên tâm! Không có như vụ KanColle đâu :3 ) -Một sự thật hơi bất ngờ cho các nam phi công: khả năng kháng áp của nữ phi công tốt hơn họ. Đó là do trong điều kiện bị tác động bởi áp lực trọng trường, cơ bắp của nữ có xu hướng lan tỏa dần áp lực ra toàn bộ cơ thể trong khi nam thường chỉ dọc theo thân. So với chiều cao thì diện tích tiếp xúc rộng hơn sẽ giúp nữ phi công chịu áp tốt hơn đồng đội nam của mình. Trong khi đó, Chiến xa đạo lại phù hợp với sức mạnh cơ bắp của nam giới hơn. -Tuy nhiên, trong trường hợp của Yukari ở hồi 3 của tập 1, cô chưa được huấn luyện kháng áp. Một điều khá lạ lùng là dù có bộ hãm áp trên máy bay nhưng Kurogane vẫn loại Saori và Mako không thương tiếc vì lý do sức khỏe cả hai không đảm bảo. Thêm một chi tiết nữa, phi đội của đội Cá có thể xem là kém nhất, nhưng nhờ chiến thuật của Miho nên mới có thể tồn tại đến khi bị Kurogane bắn hạ. -Đội hình bay hàng dọc là có thật, tuy nhiên nó không hiệu quả khi sử dụng bằng máy bay tiêm kích. Thay vào đó, nó phù hợp với những máy bay có tính ổn định cao trong quỹ đạo bay như máy bay ném bom chiến lược hơn. Đó là lý do tại sao Kurogane đã chê Miho khi quan sát được điều này. Đội hình tiêm kích chuẩn thường được máy bay tiêm kích sử dụng là Khuyết-ngón-cái (aka Finger-Four, đội hình bay gồm bốn máy bay bay theo quỹ đạo hệt như những ngón tay, và đương nhiên không có ngón cái bởi vị trí nó quá xa so với đội hình hệt như giữa đầu ngón cái với những đầu ngón tay còn lại). -Nakajima Ki-43 Hayabusha được sử dụng làm máy bay chính trong cuộc tập trận sát hạch vì một lý do: đây là loại máy bay được xem là huyền thoại của không lực Lục quân bên cạnh Mitsubishi A6M Reisen của Hải quân trong Thế chiến thứ Hai. Ngoài chức năng là máy bay tiêm kích, nó còn có thể hỗ trợ bộ binh, phá hủy chiến thuật các vị trí kiên cố và hộ tống máy bay ném bom. Theo một số tài liệu, số chiến công mà nó lập được còn nhiều hơn cả Reisen vì tham gia chiến đấu nhiều hơn; chiến trường chính của nó là Trung Quốc, nhưng người ta thường nhắc nhiều đến Đông Nam Á (Miến Điện, Mã Lai, New Guinea vì có sự hiện diện của không quân Đồng minh). -Cuộc tập trận này mô phỏng lại trận chiến tại quần đảo Mariana và Palau, trong đó các phi đội Nhật vì toàn là tân binh và thiếu kinh nghiệm nên đã bị không quân Đồng minh đánh cho tan nát. "Cuộc săn vịt Mariana" là để ám chỉ cho việc máy bay Nhật bị bắn rơi quá dễ dàng trong trận chiến này. -Không rõ tại sao những thành viên còn lại của đội Ngưu Ma Vương, kể cả Soujirou, đều không muốn thử sức với Phi điểu đạo. -Như đã từng đề cập ở series Raiden Sensou , Kurogane và Soujirou đều là những cựu phi công Ace. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vì sao Soujirou lại không ra mặt huấn luyện đội Sakai mới, thậm chí đến Kurogane cũng không có ý định đề cử bạn mình để thay thế. Có thể hiểu rằng, anh không muốn xa đội Ngưu Ma Vương xuất kích chỉ với ba thành viên. Cũng theo một lẽ khác, Soujirou không có tài lãnh đạo và dẫn dắt. -Khi so sánh về máy bay chiến đấu, người ta thường đem những mẫu nổi tiếng nhất của từng nước để đối chiếu với nhau. Đây là một sai lầm thường thấy, có thể do vô tình hoặc thậm chí các nước thắng trận cố ý vì không muốn máy bay của mình yếu thế hơn kẻ thù. Một cách để so sánh tương đối chính xác là bằng năm sản xuất, ví dụ là so sánh một chiếc A6M Reisen bản đầu tiên với một chiếc Grumman F4F Wildcat của Mỹ hay Yakovlev Yak-1 của Liên Xô, cả ba đều bắt đầu tham chiến từ năm 1940. Xét về mọi tính năng cùng thời, thì A6M có khả năng cơ động tốt nhất, hỏa lực mạnh và tầm bay xa kỷ lục, trong khi Wildcat thì được bảo vệ kỹ càng các bộ phận quan trọng, nhất là bộ trợ lái cho phi công trong trường hợp khẩn cấp còn Yak-1 thì có khả năng đánh chặn tầm gần tốt hơn cả. -Một thắc mắc từ Raiden Sensou: tại sao Kurogane không sử dụng chiếc A6M5-Ko Reisen của mình? Chẳng phải anh chuyên về sử dụng máy bay đó ư? Câu trả lời là vì Kurogane là một phi công Ace, tuy Ki-43 Hayabusha không phải là máy bay chủ lực nhưng không có nghĩa là anh mù tịt về cách vận hành nó; khi còn là phi công tập sự anh thường luyện bay và tác xạ trên Ki-43. Thêm nữa, nó còn có tác dụng ngụy trang và trà trộn rất dễ dàng khi đang hỗn chiến. Thâm nhập và tấn công gây sốc là chiến thuật ưa thích của Kurogane.
|