About: Ryuuou no Oshigoto! Tập 1 Nhị Phổ.5   Sponge Permalink

An Entity of Type : owl:Thing, within Data Space : 134.155.108.49:8890 associated with source dataset(s)

“Thật ra Hiệp hội mới liên lạc với ta.” Chúng tôi an tọa ở chiếc bàn trong căn phòng rộng 12 tatami, và sư phụ nói với Ai. “Cháu là Hinatsuru Ai-chan phải không?” “V-Vâng ạ!” “Cháu còn nhớ ta không? Chúng ta có gặp rồi.” “Trong… Trận Long Vương ạ…?” “Không chỉ lần đó. Trước đó chúng ta có gặp nhiều lần rồi.” “Dạ?” “Chắc lúc đó cháu khoảng hai tuổi nhỉ? Ta gặp cháu hồi cháu còn nhỏ xíu, lúc ta đến ‘Hinatsuru’ để làm chứng cho một trận tranh danh hiệu.” “Th-Thế ạ…?” “Ta cũng có dự tang ông nội cháu. Nào thì—” Sư phụ ngồi thẳng lưng và nói: Hả!? Ai bỏ nhà đi!? “………” “Yaichi. Cô bé nói gì với con?” “…” “Sư phụ.”

AttributesValues
rdfs:label
  • Ryuuou no Oshigoto! Tập 1 Nhị Phổ.5
rdfs:comment
  • “Thật ra Hiệp hội mới liên lạc với ta.” Chúng tôi an tọa ở chiếc bàn trong căn phòng rộng 12 tatami, và sư phụ nói với Ai. “Cháu là Hinatsuru Ai-chan phải không?” “V-Vâng ạ!” “Cháu còn nhớ ta không? Chúng ta có gặp rồi.” “Trong… Trận Long Vương ạ…?” “Không chỉ lần đó. Trước đó chúng ta có gặp nhiều lần rồi.” “Dạ?” “Chắc lúc đó cháu khoảng hai tuổi nhỉ? Ta gặp cháu hồi cháu còn nhỏ xíu, lúc ta đến ‘Hinatsuru’ để làm chứng cho một trận tranh danh hiệu.” “Th-Thế ạ…?” “Ta cũng có dự tang ông nội cháu. Nào thì—” Sư phụ ngồi thẳng lưng và nói: Hả!? Ai bỏ nhà đi!? “………” “Yaichi. Cô bé nói gì với con?” “…” “Sư phụ.”
dcterms:subject
dbkwik:sonako/prop...iPageUsesTemplate
abstract
  • “Thật ra Hiệp hội mới liên lạc với ta.” Chúng tôi an tọa ở chiếc bàn trong căn phòng rộng 12 tatami, và sư phụ nói với Ai. “Cháu là Hinatsuru Ai-chan phải không?” “V-Vâng ạ!” “Cháu còn nhớ ta không? Chúng ta có gặp rồi.” “Trong… Trận Long Vương ạ…?” “Không chỉ lần đó. Trước đó chúng ta có gặp nhiều lần rồi.” “Dạ?” “Chắc lúc đó cháu khoảng hai tuổi nhỉ? Ta gặp cháu hồi cháu còn nhỏ xíu, lúc ta đến ‘Hinatsuru’ để làm chứng cho một trận tranh danh hiệu.” “Th-Thế ạ…?” Có vẻ Ai chẳng nhớ gì hết, cô bé rụt người lại đầy sợ sệt. Cũng đúng thôi, lúc đó Ai mới hai tuổi mà. Nếu cô bé nhớ thì mới đáng sợ ấy chứ. Sư tỉ mới là người kỳ lạ khi bắt đầu chơi shogi từ hồi hai tuổi. “Ta cũng có dự tang ông nội cháu. Nào thì—” Sư phụ ngồi thẳng lưng và nói: “Ai. Dù cháu có yêu shogi đến mức nào thì cũng không được bỏ nhà đi.” Hả!? Ai bỏ nhà đi!? “………” Mặt tái nhợt, Ai ngoảnh đi. Đôi tay nhỏ nhắn chụm lại thành hai nắm tay run rẩy… Có vẻ chuyện đó là có thật. “Yaichi. Cô bé nói gì với con?” “Haa… Ai bảo là bố mẹ hiểu cho cô bé nên đã cho phép Ai theo học thầy.” “Thế mà cậu cũng tin? Đần hả? Đột tử* à?” [Đột tử là thuật ngữ shogi, nghĩa là bị chiếu tướng mà không nhận ra.] Sư tỉ liền mắng tôi xối xả, nhưng nghĩ lại thì làm gì có bố mẹ nào cho con gái 9 tuổi ở lại nhà đàn ông chứ. Dù có thì họ cũng sẽ liên lạc trước với Hiệp hội. “Mà cô nhóc có mang theo cặp sách còn gì. Thế mà cậu không thấy lạ à?” …Tôi chẳng biết nói gì. “Trường tiểu học bế giảng ngày hôm qua và bắt đầu nghỉ xuân. Ai-chan không về nhà mà đi thẳng từ trường đến đây. Ta nghe bố mẹ Ai-chan bảo cô bé đã chuẩn bị từ lâu rồi, cô bé mang áo quần để thay và vật dụng khác đến giấu trên trường… có đúng không?” “…” Ai gật đầu buông xuôi. “Nhưng tại sao Hiệp hội lại liên lạc sư phụ?” “Bố mẹ Ai-chan biết kể từ Trận Long Vương, cô bé mê shogi đến lạ thường. Nên có khi nào… chuyện là thế đấy.” “Nhưng không ngờ cô bé lại tìm đến Yaichi. Ai-chan đúng là có mắt nhìn người”, sư phụ vừa cười vừa nói. Chuyện đó thì có gì đáng cười chứ… “Ai-chan. Sao cháu không bàn với bố mẹ?” “…Tại ba mẹ chắc chắn sẽ phản đối…” “Phản đối là phản đối chuyện cháu học shogi? Hay là chuyện đến Osaka?” “………Cả… hai ạ…” Ai bảo là học cờ trong lúc phụ việc nhà. Ông nội Ai mê shogi, nhưng có vẻ bố mẹ cô bé lại nghĩ khác. Có lẽ bố mẹ cô bé giám sát chặt quá, nên Ai mới bỏ nhà ra đi để được chơi shogi. Thế thì tôi cũng hiểu được phần nào. Những người như chúng tôi không thể sống thiếu shogi. 1. Không khí, 2. Shogi, 3. Nước, thứ tự ưu tiên của chúng tôi là như vậy. “Sư phụ.” Tôi ngồi thẳng dậy và bắt đầu phân trần. “Nhóc này… Ai thật sự có tài. Con muốn cho cô bé tiếp tục chơi shogi. Sư phụ có thể thuyết phục bố mẹ Ai không? Con làm được gì xin cứ nói. Con đã hứa rồi…” “Xem nào. Để ta liên lạc với chi nhánh Kanazawa để xem có gửi cho đạo trường nào được không—” “Không thích!!” Ai la lên. Mắt Ai đỏ rực. “Ch-Cháu… cháu muốn làm đệ tử của Kujuryuu Yaichi tiên sinh!! Không thể là ai khác hết!!” “…Tại sao lại muốn thứ này?” Sư tỉ kéo tai tôi và gọi tôi là “thứ này”. Ai đáp ngay lập tức: “Tại lúc đó anh ấy bảnh lắm!!” “Đầu óc có vấn đề à?” Quá đáng rồi đó, Ginko. “Trận Long Vương là lần đầu tiên em xem shogi và trông thấy các kì thủ… Thấy anh ấy chú tâm như vậy, chiến đấu kịch liệt đến mức đứng không vững… dáng anh ấy ngồi trước bàn cờ, cái cách anh ấy đi cờ, phẩy quạt và đi ra đi vào hành lang, tất cả, tất cả! Đều bảnh lắm ạ!!” Nghe Ai nói làm cả người tôi nóng bừng lên vì ngượng. “Thấy thế làm em cũng muốn chơi shogi! Em muốn trở thành kì thủ giống như sư phụ vậy… Đây là lần đầu tiên em ao ước một điều gì đến thế…!” Ai nắm ngực áo và siết chặt. Tôi… thấy vừa ngượng vừa mừng. Mừng như tiên là đằng khác. Vì cái thằng tôi này, vì thấy cách tôi đánh cờ mà cô bé thích shogi đến vậy. Đồng thời tôi cũng ngạc nhiên lắm. Động lực học shogi của Ai nghe y hệt như… “Thế thì tại sao nhóc lại muốn thành dân chuyên nghiệp?” Sư tỉ hỏi, đôi mắt xám xoáy vào mắt Ai. “…?” Ai làm mặt như muốn kêu lên: “Hofue?” Giống như kẹo dẻo vậy. “Muốn thành giống như Yaichi là muốn thành kì thủ chuyên nghiệp nắm giữ danh hiệu hả? Hay là muốn thành kì thủ nữ? Cái nào?” “???” “Này này… Nhóc không biết kì thủ chuyên nghiệp với kì thủ nữ khác nhau chỗ nào hả…?” “B-Biết chứ. Cái đó tất nhiên em biết.” Nhìn phản ứng này thì chắc chắn là không biết rồi. “Ừm… K-Kì thủ nữ? Là dành cho nữ giới, còn kì thủ chuyên nghiệp là dành cho đàn ông?” “Sư phụ.” Sư tỉ cắt lời Ai. “Con nhóc này không phải muốn chơi shogi, nó chỉ là một đứa tiểu học mơ ước trở thành giống như thần tượng thôi. Nó không chịu được khổ luyện đâu. Không cần nhận nó làm đệ tử. Cho nó về nhà thì hơn.” “Chỉ mơ ước thôi không được à?” “Dạ?” “Dạ?” Lời sư phụ khiến tôi và sư tỉ sửng sốt. Có vẻ thích thú trước nét mặt của hai chúng tôi, sư phụ Kiyotaki nói: “Yaichi. Con kể cho Ai nghe tại sao con xin làm đệ tử của ta đi.” “N-Nói lúc này ấy ạ?” “Đúng thời điểm đấy chứ.” “…” “Sư phụ…?” Thấy sư phụ thúc giục và Ai trân trân nhìn tôi, tôi hạ quyết tâm và mở miệng: “…Anh được sư phụ—Kiyotaki Kousuke tiên sinh đấu một ván cờ hướng dẫn trong một giải shogi, rồi từ đó thì mơ ước trở thành giống như sư phụ.” Đôi mắt đỏ của Ai mở to. “Thật ạ…?” “À… ừ.” Chuyện hơi ngượng nên tôi không muốn kể, nhưng… “Anh được bố và anh trai anh dạy chơi shogi, và thỉnh thoảng lại tham gia giải đấu—” Lúc được sư phụ đấu cờ hướng dẫn, tôi lập tức thần tượng sức mạnh đó. “Hồi đó anh mới sáu tuổi, nhưng anh vẫn còn nhớ như in. Hồi đó ở đạo trường lẫn đại hội đều chẳng có người lớn nào chơi ngang cơ anh. Ai cũng gọi anh là “Thiên tài!”, làm anh tự phụ. Anh cứ đinh ninh là mình có thể chơi bình đẳng mà thắng kì thủ chuyên nghiệp, nên khi sư phụ bảo là “Ta chấp cháu hai quân nhé?” thì anh nói là chỉ cần chấp một quân Giác…” “Thế là sư phụ thua đau…?” “Không. Anh chỉ kém một nước.” “Vậy là ván đấu sít sao ạ!? Sư phụ có khác!” “Không phải vậy.” Tôi gượng cười nhớ lại chuyện hôm đó và nói tiếp. “Sư phụ để anh thua một nước. Sư phụ lo là nếu anh thua đau quá thì sẽ bị sốc.” Nhưng thua như vậy còn ức hơn là bị vùi dập. Cố ý thua sít sao khó hơn nhiều so với việc nghiền nát đối phương. Sư phụ phán đoán chính xác mọi nước đi của tôi và làm bộ như chúng tôi ngang cơ nhau cho đến phút cuối. Chỉ dân chuyên mới có thể làm được như vậy. Ngay cả một đứa non nớt như tôi cũng hiểu được rằng lối chơi của sư phụ thâm thúy hơn nhiều so với bản thân tôi. Những ván đấu ở đạo trường và các giải không chuyên không bao giờ truyền cảm hứng và làm tôi phấn khích đến thế. Một ván đấu ấy cướp đi cả trái tim tôi. Tôi nhất quyết phải trở thành giống như người ấy. “Sau đó… sau ván đấu hướng dẫn đó, anh chẳng quan tâm đến các giải đấu mấy nữa, anh tới đó là để đấu hướng dẫn với sư phụ là chính.” Cứ nghe ở đâu trên khắp nước Nhật có tổ chức giải shogi là tôi lại lên đường. “Cứ đến nơi là anh lại đi tìm sư phụ. Nếu sư phụ có ở đó thì anh liền yêu cầu chơi một ván hướng dẫn, nếu không có sư phụ thì anh đành dự giải. Ai cũng bất ngờ và bảo anh là đứa nhóc kì quặc.” “Con nhiệt tình đến mức đó làm ta vừa ngạc nhiên vừa mừng.” Sư phụ gượng cười có chút ngượng nghịu. “Thế là ta ngỏ lời. ‘Cháu muốn đến nhà ta chơi cờ không’?” “Thế rồi anh trở thành đệ tử của sư phụ.” Lúc đó tôi sáu tuổi. Chỉ mới sắp sửa vào tiểu học. Tôi chẳng biết kì thủ chuyên nghiệp là giống gì. Tôi chỉ mừng húm vì được ở gần thần tượng của tôi là thầy Kiyotaki, và chơi cờ shogi vui quá là vui nên tôi ừ luôn. Chuyện của tôi giống y chang Ai vậy. Cô bé chẳng biết mô tê gì về giới shogi, mà vẫn bỏ nhà đi chỉ vì lòng khát khao và tình yêu shogi. Thế nên tôi ngạc nhiên lắm. Tôi hiểu cảm giác của Ai. Hiểu rõ là đằng khác ấy chứ. “Hôm ấy chị hết hồn.” Chị Keika vừa bước vào phòng để dọn đồ ăn ra vừa nói. “Bố đi làm giám khảo cho giải đấu shogi nào đó, rồi về nhà với một cậu bé và bảo là: “Từ hôm nay cậu nhóc sẽ sống với nhà ta.” Bố mới đưa về một cô bé có hai tuần trước chứ mấy.” “Em xin lỗi…” Tôi liền cúi đầu xin lỗi. Còn cái cô bé đã trở thành đệ tử của sư phụ trước tôi hai tuần thì làm mặt như một chú mèo quạu quọ, không chịu chơi với người dù được cho đồ ăn. Động lực trở thành đệ tử của tôi là “thần tượng”, nhưng động lực của sư tỉ lại là “phục thù”. Hồn bốn tuổi, sư tỉ đấu thua một ván hướng dẫn với sư phụ và tìm địa chỉ nhà sư phụ trên mạng. Hàng ngày sư tỉ bắt tàu đến đó để thách đấu phục thù. Hồi đó sư tỉ còn thấp quá chưa với tới cái máy bán vé, nên nhân viên nhà ga phải để sẵn một cái bệ. Sư tỉ đã trở thành huyền thoại của nhà ga. Tất nhiên là cứ để sư tỉ đi đi về về như thế thì quá nguy hiểm, nên sư phụ nói chuyện với bố mẹ sư tỉ và nhận sư tỉ làm đệ tử. “Ta nhận Yaichi làm đệ tử cũng vì sợ có một mình thì Ginko buồn. Quả nhiên hai đứa nó thân nhau ngay, và ngày nào cũng chìm đắm trong shogi.” Cuộc gặp gỡ địa ngục giữa tôi và sư tỉ mà sư phụ bảo là “Thân nhau ngay”? Có hàng núi điều tôi muốn phản bác nhưng tôi đành lòng nén lại. “Thế rồi Yaichi lên chuyên nghiệp, giành danh hiệu, và hôm nay thì đưa đệ tử đến… Thời gian đúng là trôi qua thoăn thoắt.” Sư phụ ngước lên trần nhà và bồi hồi nói. Khóe mắt sư phụ rướm lệ. “Yaichi. Ta sẽ nói chuyện với bố mẹ Ai-chan. Hãy nhận Ai-chan làm đệ tử, và rèn luyện cho cô bé đỗ bài kiểm tra vào Hội Nghiên Tu.” Hội Nghiên Tu… tức là sư phụ muốn Ai trở thành kì thủ nữ? Khoan, vấn đề chính là— “Con nhận Ai làm đệ tử!? Chứ không phải sư phụ!?” “Phải. Hãy nhận Ai-chan làm đệ tử tại nhà.” “Tại nhà—” “‘Đệ tử tại nhà’ là sao ạ?” “’Là đệ tử sống và học tập tại nhà sư phụ.” Sư phụ trả lời Ai trong khi tôi ngạc nhiên quá không nói nên lời. “Ai-chan, cháu nhắm có sống xa gia đình cùng với Yaichi được không? Làm đệ tử tại nhà ở tuổi cháu cực lắm đấy.” “Đ-Được ạ!! Ch-Cháu chịu được hết!!” “Ô, đáng tin cậy lắm. Cố gắng kiên trì nhé.” “Vâng ạ!!” “Ch-Chờ chút đã!” Tôi cuống quýt ngắt lời hai người mà đang tự tiện quyết định mọi chuyện. “Con mới có mười sáu! Tuổi thiếu niên mà nhận đệ tử thì không phải là quá sớm sao!? Vả lại con chỉ mới lên chuyên nghiệp được hai năm, hơn nữa đàn ông sống một mình sao nhận đệ tử tại nhà được—” “Có danh hiệu là dư thành tích rồi. Còn có dân chuyên nghiệp nhận đệ tử trong năm đầu tiên nữa là.” Sư phụ vẫn không xoay xuyển. “Ai-chan một mình bỏ nhà đi là vì thần tượng con! Chấp nhận quyết tâm đó là trách nhiệm của một kì thủ. Con muốn đuổi cô bé dũng cảm này ra ngoài đường phố Osaka à? Hèn gì người ta gọi con là Long Vương rác rưởi.” “Con mà nhận một bé gái tiểu học làm đệ tử tại nhà thì còn bị gọi là rác rưởi nữa! …Vả lại con đang thua mười một ván liên tiếp… Thời gian đâu mà trông coi con nít chứ…” “Yaichi. Con biết với người sư phụ thì ‘Đền ơn” là thế nào không?” “Là đánh thắng một ván cờ chứ gì? Giống như hôm qua vậy.” “Không phải một ván đấu chính thức nên không tính.” Sư phụ vẫn không xoay xuyển. “Đền ơn thực sự không phải là đánh thắng sư phụ mình. Chừng đó thôi thì đâu phải đền ơn gì chứ. Điều người sư phụ thực sự mong muốn là đệ tử thắng được danh hiệu, và nuôi dạy đệ tử của riêng mình.” “…! Nuôi dạy đệ tử…” Quan hệ sư phụ-đệ tử trong giới shogi rất lạ lùng. Người sư phụ không nhận được gì từ đệ tử hết. Trái lại, họ còn hy sinh mình để nuôi dưỡng kẻ thù tương lai nữa ấy chứ. Chỉ có một lý do mà giới kì thủ vẫn tiếp nối một truyền thống rủi ro như vậy. Bản thân họ đã được một người khác dưỡng dục. Nên nếu sư phụ thành thật bảo tôi nhận đệ tử thì tôi không thể từ chối. Tất nhiên sư tỉ cũng không thể phản đối. Lời sư phụ không có quyền cưỡng chế gì, nhưng nó lại có trọng lượng hơn bất cứ thứ luật lệ nào. “………” Tôi nhìn lại cô bé mà có thể sẽ trở thành đệ tử của tôi, để xem lời lẽ thần tượng tôi, tình yêu shogi mà đã thúc đẩy cô bé bỏ nhà ra đi và sự quyết tâm ấy là có thực hay không. Lúc đó, tôi chợt nhìn thấy những vết nhàu trên gấu váy cô bé. Những vết nhàu ấy chỉ nằm ở phía bên phải, cùng phía với tay cầm cờ. Thấy vậy, tôi hạ quyết định. “…Vâng ạ. Con sẽ nhận Ai làm đệ tử và đăng ký cho Ai thi vào Hội Nghiên Tu.” ““!!”” Mặt Ai sáng bừng lên, còn ánh mắt sư tỉ thì chọc vào gáy tôi như dao đâm. “Nhưng chỉ trong kì nghỉ xuân thôi. Ai sẽ làm đệ tử tại nhà con và con sẽ rèn cô bé trong kì nghỉ xuân, nhưng sau đó Ai phải về nhà hoặc là sống ở đây, tóm lại là không sống với con nữa. Nhất trí thế nhé!?” “Vậy là đệ tử tại nhà (tạm thời)* hả.” [TN: Kanji là “tạm thời” nhưng furigana lại chỉ hệ thống kết hôn trong Kancolle.] Sư phụ… Gần đây sư phụ mải mê mấy cái game điện thoại đó chứ gì… “Chị không cho ổng nạp tiền đâu”, chị Keika thầm nói với tôi. Vấn đề đâu phải vậy… “À đúng rồi… Cuối cùng ta cũng có đệ tử (tạm thời) của đệ tử… Keika! Tối nay nhà ta ăn mừng! Nấu cơm đỏ đi!!” “Bữa tối là Okonomiyaki.” Đã chuẩn bị bữa tối xong xuôi, chị Keika phớt lờ lời sư phụ và kiểm tra lại nhiệt độ của chiếc bàn nướng. “Thế à—” sư phụ trông có vẻ rầu, nhưng liền lấy lại khí thế. “Ở đây có trẻ con nên Okonomiyaki cũng hợp!” Ổng chỉ để bụng mấy chuyện không đâu khi chơi shogi thôi. “Tốt rồi nhỉ, Ai-chan. Từ giờ chiếu cố cho chị nhé.” Chị Keika vừa cười vừa cho thịt heo và trứng lên bàn nướng, rồi thở dài. “Nhưng vậy tức là chị và Ginko trở thành cô dì rồi… Cảm giác phức tạp ghê…” “Cô dì ấy ạ?” “Quan hệ đồng môn cũng giống như họ hàng thân thích vậy. Sư phụ giống như là cha con với đệ tử, đệ tử với nhau thì giống như anh chị em. Thế nên đối với anh, sư tỉ giống như chị gái vậy, còn chị Keika là em gái. Tức là cô dì của Ai đó.” “Tôi chưa chấp nhận con nhóc này là đồng môn đâu đó.” Hơi nước bốc lên từ bàn nướng làm dáng sư tỉ ở phía bên kia lay động. Đáng sợ quá đi mất. “Ai-chan, em thấy hương vị Osaka thế nào?” “Ngun lắm ạạ—!” Ai vừa nói vừa nhai chiếc bánh Okonomiyaki nóng hổi. Dễ thương quá đi mất. Còn sư tỉ thì lẳng lặng ăn chiếc bánh Okoyomiyaki chan kín đặc tương đen… sư tỉ lúc nào cũng chan nhiều tương đen, nhưng hôm nay lại còn chan nhiều hơn mọi khi. Bất an quá đi mất… Kẹt giữa hai người trái ngược đó làm tôi cảm thấy lo lắng về những chuyện sẽ xảy ra từ đây. Tôi chẳng thèm ăn mấy nên chỉ cho vài miếng cá bào vào miệng. Mặn thế. Keika-san vừa nướng mẻ bánh thứ hai vừa nói: “Hôm nay mọi người ngủ lại chứ? Ăn xong lần lượt nhau đi tắm nhé.” “À không, mai em có ván đấu…” “Đằng nào chẳng thua. Chúc mừng thua mười hai ván liên tiếp nhé. Thua đau vào.” “Sư phụ không thua đâu! Bác gái im đi!” “Mày gọi ai là bác gái đấy hả!?” “Ai-chan, con cứ gọi ta là ông nhé?” Chuyện gì sẽ xảy ra đây? Thật là…
Alternative Linked Data Views: ODE     Raw Data in: CXML | CSV | RDF ( N-Triples N3/Turtle JSON XML ) | OData ( Atom JSON ) | Microdata ( JSON HTML) | JSON-LD    About   
This material is Open Knowledge   W3C Semantic Web Technology [RDF Data] Valid XHTML + RDFa
OpenLink Virtuoso version 07.20.3217, on Linux (x86_64-pc-linux-gnu), Standard Edition
Data on this page belongs to its respective rights holders.
Virtuoso Faceted Browser Copyright © 2009-2012 OpenLink Software