rdfs:comment
| - Tại phòng nghiên cứu gia tốc quốc gia Dallas, ngoại ô Dallas, bang Kansas, hợp chủng quốc Bắc Mỹ (không phải miền bắc nước Mỹ, mà bao gồm toàn bộ Bắc Mỹ), cỗ máy gia tốc hạt tuyến tính có tổng chiều dài lên đến ba mươi km đang tiến hành thí nghiệm tạo hố đen vi mô dựa trên lý thuyết thứ nguyên. Công tác chuẩn bị thực tế đã hoàn thành từ hai năm về trước, lý do đến bây giờ mới triển khai lại thí nghiệm từng một lần bị bác bỏ do có quá nhiều nguy hiểm này là vì sự kiện xảy ra tại Đông Á vào cuối tháng trước. Không phải do quy mô thiệt hại của nó, mà vì người ta đã đoán ra cách nổ.
|
abstract
| - Tại phòng nghiên cứu gia tốc quốc gia Dallas, ngoại ô Dallas, bang Kansas, hợp chủng quốc Bắc Mỹ (không phải miền bắc nước Mỹ, mà bao gồm toàn bộ Bắc Mỹ), cỗ máy gia tốc hạt tuyến tính có tổng chiều dài lên đến ba mươi km đang tiến hành thí nghiệm tạo hố đen vi mô dựa trên lý thuyết thứ nguyên. Công tác chuẩn bị thực tế đã hoàn thành từ hai năm về trước, lý do đến bây giờ mới triển khai lại thí nghiệm từng một lần bị bác bỏ do có quá nhiều nguy hiểm này là vì sự kiện xảy ra tại Đông Á vào cuối tháng trước. Một vụ nổ lớn trong nháy mắt hủy diệt cả hạm đội và thành phố quân sự ở cực nam bán đảo Triều Tiên, sự kiện này không còn chỉ là một vụ tai nạn đơn giản nữa, coi nó như một vấn đề hệ trọng cũng chẳng ngoa. Không phải do quy mô thiệt hại của nó, mà vì người ta đã đoán ra cách nổ. Sau một cuộc thảo luận kịch liệt của nhóm các nhà khoa học thuộc bộ quốc phòng, kết luận đưa ra là do chuyển hóa năng lượng vật chất. Ba năm trước nó chỉ là giả thiết của một nhóm nhỏ học giả, hiện giờ đã được tất cả các nhà khoa học chấp nhận. Theo dự đoán từ cuộc truy ngược vụ nổ, khối lượng vật chất bị chuyển hóa thành năng lượng lần này tầm một cân. - Tuy trước kia chưa từng quan sát phản ứng với lượng vật chất tương đương, nhưng do từng sử dụng thiết bị thí nghiệm quan sát kỹ phản ứng phá hủy*, nên vẫn có thể phán đoán đã xảy ra chuyện gì. Cần giải thích rõ, số liệu của vụ nổ ghi chép được qua vệ tinh trinh sát không hoàn toàn giống với số liệu từ phản ứng phá hủy trong thiết bị thí nghiệm, cũng như không phát hiện vật chất thừa của quá trình phân rã hoặc tổng hợp hạt nhân. Có nghĩa là đã có người sử dụng một phương pháp nào đó chưa được biết đến, bất kể áp dụng khoa học kỹ thuật hay pháp thuật, để hiện thực hóa vụ nổ năng lượng cao. Kết luận này làm lãnh đạo cấp cao của USNA rất lo lắng. Giả sử kẻ đó sử dụng pháp thuật, khó tránh khỏi khả năng sẽ không có ai có thể làm được như vậy. Dẫu bản thân pháp thuật đã thành hệ thống, nhưng cuối cùng di truyền gien con người vẫn nắm vai trò quan trọng. Song nếu không thể tìm hiểu kẻ đó rốt cuộc đã sử dụng phương pháp gì, thì làm sao mà lập kế hoạch đối phó. Một khi kẻ địch dùng phương pháp này tấn công mình thì chỉ còn nước nằm im hưởng thụ. Đây quả thật là một cơn ác mộng. Rốt cuộc vụ nổ đã xảy ra như nào, mấu chốt của hệ thống chuyển hóa vật chất, năng lượng, chẳng lẽ không thể nắm giữ được chúng... Đây chính là nguyên nhân lớn nhất để cuộc thí nghiệm phá hủy - tạo lỗ đen được triển khai lại. Về phần hiện tượng trong quá trình chuyển đổi năng lượng - vật chất khi tạo lỗ đen đã có phân tích kỹ trong lý thuyết, bản thân thí nghiệm tạo lỗ đen vi mỗ sinh ra cũng để nghiệm chứng lý thuyết. Nhưng số liệu của vụ nổ không trùng khớp với kết quả thí nghiệm. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học USNA, có thể do phản ứng phá hủy phóng bức xạ Hawking chưa hoàn thiện, hoặc đơn giản vì số liệu thí nghiệm có sự sai số, khác biệt với số liệu vụ nổ. Nói cách khác không phải không có khả năng sẽ thu được số liệu thí nghiệm giống với số liệu vụ nổ. Khởi động lại một thí nghiệm đầy rủi ro chỉ vì một chút hy vọng mong manh, cho thấy lãnh đạo USNA đã bị ép vào đường cùng. Cùng đường đến mức khiến bọn họ bất chấp hiểm nguy. Và thế là, hậu quả của sự liều lĩnh này đang đợi chờ bọn họ, không, đợi chờ cả thế giới. Một chuỗi thảm họa tiềm ẩn lẳng lặng tới gần.
* Phản ứng phá hủy: Vụ nổ xảy ra khi vật chất gặp phản vật chất.
|